Tips dành cho Du học sinh nhanh chóng thích nghi tại Đức

Khi bắt đầu cuộc sống du học tại Đức, sinh viên chắc chắn sẽ gặp không ít thử thách trong việc thích nghi. Dựa trên kinh nghiệm của các cựu du học sinh, bài viết này sẽ giúp bạn chuẩn bị tốt hơn và sẵn sàng hòa nhập với môi trường mới một cách dễ dàng hơn.

Vượt qua những rào cản ngôn ngữ

Ngôn ngữ là yếu tố quan trọng giúp bạn giao tiếp và hòa nhập, nhưng cũng là thách thức đầu tiên khi du học Đức.

1. Tầm quan trọng của tiếng Đức trong cuộc sống và học tập

Đức, giống như bất kỳ quốc gia nào khác, có cội rễ sâu xa trong ngôn ngữ của mình. Mặc dù sinh viên có thể học các chương trình bằng tiếng Anh khi du học Đức nhưng tiếng Đức vẫn được sử dụng chủ yếu trong các giao tiếp xã hội thường ngày. Điều này có thể gây khó khăn cho sinh viên nếu họ không học tiếng Đức cơ bản từ sớm.

Nếu không biết tiếng Đức, sinh viên ít nhiều sẽ gặp khó khăn khi giao tiếp cũng như hiểu được ý kiến của mọi người xung quanh. Điều này vô hình trung có thể khiến rào cản về ngôn ngữ trở nên nghiêm trọng hơn.

2. Giải pháp vượt rào cản ngôn ngữ

Điều đầu tiên của bạn nên làm để phá bỏ rào cản ngôn ngữ là học tiếng Đức. Nếu chưa biết bắt đầu từ đâu, hãy tham gia vào các khóa học tiếng đức cơ bản cho người mới bắt đầu, cố gắng giao lưu với người dân địa phương càng nhiều càng tốt. Trường đại học của bạn cũng có thể cung cấp các dịch vụ hỗ trợ ngôn ngữ, vì vậy đừng ngần ngại sử dụng chúng.

Hãy nhớ rằng, trình độ ngôn ngữ phát triển theo thời gian. Hơn nữa, khi bạn được sống trong môi trường sử dụng tiếng Đức chủ yếu thì chỉ cần chăm chỉ và chủ động, bạn hoàn toàn có thể phát triển và hoàn thiện kỹ năng của bản thân. Đối với các vấn đề về học tập. 

Thích ứng với hệ thống học tập

1. Sự khác biệt trong hệ thống giáo dục

Đại học và chương trình giảng dạy ở Đức có thể khác với những gì bạn từng quen thuộc ở Việt Nam hoặc thậm chí khác với kỳ vọng của bạn. Hệ thống giáo dục ở đây chú trọng vào việc tự học, nghiên cứu và ứng dụng thực tế. Để việc học đạt hiệu quả cao, bạn sẽ cần có cho mình phương pháp nghiên cứu độc lập hơn, ít có sự hỗ trợ từ các giáo sư hơn bạn mong đợi.

2. Phương pháp học tập hiệu quả

Có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, khoa học là chìa khóa để vượt qua những thử thách trong học tập. Trước khi đến lớp, hãy đọc trước giáo trình, làm quen với lịch học và lập kế hoạch học tập phù hợp. 

Thay vì dành toàn bộ thời gian cho việc học, bạn cũng nên tích cực tham gia vào các câu lạc bộ, hoạt động ngoại khóa và không ngại tìm kiếm sự giúp đỡ khi cần thiết. Kết nối với các sinh viên khác chính là một sự hỗ trợ tuyệt vời. Bạn có thể làm quen với các du học sinh khác cùng đến từ Việt Nam hoặc cả các sinh viên từ quốc gia khác. 

Tìm hiểu về thời lượng khóa học

1. Sự khác biệt về thời lượng khóa học

Các khóa học thạc sĩ ở Đức thường kéo dài hai năm, nhưng thời gian này có thể thay đổi tùy theo khóa học và trường đại học. Do đó, bạn sẽ cần biết mình học những gì và trong bao lâu để có thể lên kế hoạch cho kỳ nghỉ, tính toán về ngân sách và có các dự định bước phát triển sự nghiệp trong tương lai của bạn một cách hiệu quả.

2. Kế hoạch học tập linh hoạt

Thời lượng khóa học ảnh hưởng đến lịch học, khối lượng công việc và thời gian dành cho giải trí của bạn. Các khóa học dài sẽ có khối lượng công việc dàn trải hơn, trong khi các khóa học ngắn hơn có thể yêu cầu học tập chuyên sâu hơn. Hãy hiểu điều gì phù hợp nhất với bạn và lên kế hoạch thời gian phù hợp.

Nếu bạn còn băn khoăn trong việc lựa chọn khóa học hoặc chưa rõ ràng về định hướng của bản thân, bạn nên tìm đến Trung tâm tư vấn du học Sun Edu, tất uy tín trong từng khâu.

Đối với hạn chế về thu nhập với sinh viên

1. Hạn chế pháp lý về giờ làm việc đối với sinh viên quốc tế

Đức cho phép sinh viên quốc tế làm việc bán thời gian nhưng vẫn sẽ có những hạn chế nhất định. Sinh viên ngoài khối EU có thể làm thêm 120 ngày toàn thời gian hoặc 240 ngày bán thời gian mỗi năm. Hãy lưu ý những quy định này để tránh gặp phải các vấn đề pháp lý.

2. Cân bằng giữa công việc và học tập một cách hiệu quả

Mặc dù việc làm thêm có thể được khuyến khích bởi nó sẽ giúp tăng thu nhập cho bạn nhưng hãy nhớ mục tiêu chính của bạn vẫn là học tập. Bạn nên học cách cân bằng thời gian làm việc và học tập một cách hiệu quả. Nên ưu tiên các công việc liên quan đến ngành học của bạn, vì nó sẽ giúp bạn có thêm kinh nghiệm thực tế, củng cố lý thuyết được dạy và giúp CV của bạn có giá trị trong mắt nhà tuyển dụng tương lai.

Nếu nhận thấy việc làm thêm đang ảnh hưởng tới việc học tập của bạn trên trường lớp, hãy cân nhắc chuyển đổi sang công việc khác có sự linh động về thời gian dành cho sinh viên. 

Chủ nhật đặc biệt (RuheTAG)

1. RuheTAG là gì?

Ở Đức, ngày chủ nhật rất đặc biệt. Nó được gọi là “RuheTAG” hay “ngày nghỉ”, “ngày yên tĩnh”. Vào thời điểm này, hầu hết các cửa hàng đều đóng cửa và các hoạt động gây ồn ào không được khuyến khích. Đây có thể là một điều mới lạ đối với sinh viên đến từ các quốc gia có tuần làm việc 7 ngày.

2. RuheTAG có thể ảnh hưởng đến thói quen của bạn như thế nào?

Sự xuất hiện của RuheTAG yêu cầu bạn sẽ phải có một số điều chỉnh trong kế hoạch sinh hoạt của bản thân. Do đặc thù của ngày chủ nhật tại Đức, bạn nên chủ động lập kế hoạch mua sắm và hoạt động của bạn từ trước. 

Bạn có thể tận dụng ngày này để thư giãn, tự học hoặc khám phá những cảnh quan đẹp và nền văn hóa phong phú của nước Đức.

Làm quen với đồ ăn ở Đức

1. Văn hóa ăn uống của Đức và các vấn đề có thể gây khó khăn cho sinh viên quốc tế

Vấn đề về ăn uống chắc hẳn là một khó khăn đối với sinh viên mới đi du học Đức. Ẩm thực Đức rất đa dạng nhưng có thể thiên về thịt và sữa. Nếu bạn là người ăn chay, thuần chay hoặc có chế độ ăn kiêng, ban đầu bạn có thể phải đối mặt với một số thách thức. Tuy nhiên, hầu hết các thành phố đều có các nhà hàng cung cấp nhiều món ăn từ các quốc gia khác và có các lựa chọn ăn chay/thuần chay.

2. Giải pháp để duy trì chế độ ăn uống cân bằng và bổ dưỡng

Hãy cân nhắc việc nấu ăn ở nhà. Điều này không chỉ giúp bạn tiết kiệm tiền mà còn cho phép bạn đáp ứng sở thích ăn uống của mình. Bạn cũng nên chủ động khám phá các khu chợ địa phương để mua những sản phẩm tươi ngon của vùng với giá cả phải chăng. Và hãy nhớ rằng, Đức nổi tiếng với các tiệm bánh thơm ngon và nhiều dinh dưỡng.

Thích nghi với thời tiết tại Đức

1. Tổng quan về thời tiết tại Đức và những thách thức có thể gặp phải

Thời tiết ở Đức trải qua bốn mùa rõ rệt với mùa đông khá lạnh và mùa hè dịu mát. Vào mùa đông, nhiệt độ thường giảm xuống dưới -10 độ C, thậm chí có thể đạt đến -15 độ C. Tuy nhiên, do độ ẩm thấp nên cái lạnh ở Đức sẽ khác với cái lạnh buốt của Việt Nam, đặc biệt là ở các vùng phía Bắc. Bạn sẽ cảm nhận được một sự lạnh khô hơn là lạnh ẩm, giúp cơ thể dễ thích nghi hơn.
Mùa hè ở Đức tương đối mát mẻ, với nhiệt độ trung bình khoảng 23 độ C, không quá oi bức như ở Việt Nam, tuy đôi khi vẫn có một số ngày nóng hơn khiến bạn cảm thấy khó chịu.

2. Mẹo giúp bạn nhanh chóng thích nghi với khí hậu

Để dễ dàng làm quen với thời tiết tại Đức, việc chuẩn bị trang phục phù hợp cho từng mùa là cần thiết. Vì nhiệt độ không quá khắc nghiệt nên bạn sẽ nhanh chóng thích ứng nếu có trang phục phù hợp.
Vào những ngày hè nóng bức, bạn có thể đi bơi hoặc thư giãn tại các khu nghỉ mát gần biển. Còn vào mùa đông, một chiếc áo đủ ấm và đồ uống nóng sẽ giúp bạn dễ dàng vượt qua những ngày lạnh giá.