Sau khi đã cầm chắc Visa Đức trong tay, câu hỏi tiếp theo chắc hẳn bạn đang thắc mắc là “Đến Đức mình cần làm gì và chuẩn bị những gì?” Để giúp bạn sẵn sàng cho cuộc sống du học tại Đức, bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn bạn 9 điều quan trọng cần làm ngay khi đặt chân đến đất nước này. Những việc này không chỉ giúp bạn nhanh chóng ổn định cuộc sống mà còn đảm bảo tuân thủ đúng các quy định trong suốt thời gian học tập và lưu trú tại Đức. Hãy cùng Sun Edu tìm hiểu và thực hiện ngay nhé.
1. Tìm chỗ ở:
Hiện nay có nhiều hình thức bạn có thể đi du học, đó là đăng ký qua một trung tâm hoặc là tự sức mình làm hồ sơ. Đối với các bạn làm qua trung tâm du học thì thường các bạn sẽ được đơn vị của mình sắp xếp nơi ở cho mình, tuy nhiên những bạn tự làm hồ sơ thì chắc chắn sẽ phải đau đầu với vấn đề nhà ở này. Vì thời gian các bạn ở Đức là chưa có nên bạn chưa thể biết được ở đâu là thuận tiện và lợi nhất cho các bạn, nên các bạn thường sẽ mất rất nhiều thời gian vào việc tìm nơi ở tại Đức trong suốt quãng thời gian lưu trú.
Chỗ ở tại Đức là mối quan tâm hàng đầu của tất cả du học sinh và phần lớn họ đều tìm kiếm những nơi ở có chi phí phù hợp, tiết kiệm và thuận tiện khi đi lại. Nhưng để tìm được một nơi như vậy không phải là điều đơn giản tại một nơi mà mình chưa từng khám phá.
Thông thường, các trường Đại học công lập của Đức sẽ luôn có khu Kí túc xá (KTX) cho các sinh viên, nhưng hầu hết đều có sự chênh lệch giữa số lượng sinh viên và số lượng phòng ốc tại KTX nên một số bạn không thể ở tại KTX của trường được và phải thuê nhà ở ngoài.
Nếu điều này xảy ra với bạn, thì bạn đừng quá lo lắng nhé vì tại nước Đức vẫn sẽ có nhiều sự lựa chọn nơi ở cho bạn mà vẫn phù hợp với ngân sách cũng như mong muốn của các bạn. Bạn chỉ cần khảo sát qua và sửa đổi một chút về lối sống của mình (thời gian thức dậy, đi học, đi làm,…) là bạn có thể tìm được một nơi tuyệt vời để lưu trú trong thời gian học tập và làm việc tại Đức rổi.
Lời khuyên của chúng tôi dành cho bạn là hãy tìm hiểu trước vấn đề này trước khi bạn bay sang Đức nhé, vì nếu bạn không ưng nơi mình được sắp xếp thì bạn vẫn có thể đến xem những nơi mà bạn đã có địa chỉ để lựa chọn nơi ở mà mình ưng nhất.
2. Đăng ký thường trú:
Theo luật pháp của nước Đức, mọi cư dân cư trú hợp pháp tại Đức dù là tạm thời hay lâu dài, đều phải đăng ký thường trú tại chính quyền địa phương – Anmeldung sẽ chịu trách nhiệm đăng ký thường trú.
Việc đăng ký địa chỉ thường trú của bạn tại Anmeldung địa phương phải được thực hiện trong vòng 2 tuần ngay khi bạn vào Đức. Bạn bắt buộc sẽ phải đích thân đến trình diện và đăng ký, các hình thức gửi qua đường bưu điện hay các loại phương tiện khác đều không được chấp nhận.
Các bạn lưu ý: Nếu các bạn không tuân thủ thời gian này, bạn có thể sẽ bị phạt và thậm chí tệ hơn là bạn có thể bị trục xuất về nước. Có thể nói rằng, công việc đăng ký thường trú khi bạn đã có nơi ở rồi là việc ưu tiên hàng đầu khi bạn vừa đến nước Đức.
Các bạn cần chuẩn bị các hồ sơ sau để đăng ký cư trú hợp pháp tại Đức:
- Giấy phép cư trú hoặc Visa/Visum
- Mẫu đăng ký cư trú
- Đơn xác nhận từ chủ nhà nơi bạn sinh sống
- Hợp đồng thuê nhà có công chứng
- Giấy chứng nhận kết hôn (Nếu bạn đã kết hôn)
3. Mở tài khoản Ngân hàng:
Khi học tập hay làm việc bạn sẽ cần có một tài khoản ngân hàng để chi trả các chi phí sinh sống, các tiện ích và các loại thanh toán khác, cũng như để nhận tiền lương nếu bạn đang tham gia Chương trình du học nghề hoặc đã Đi làm
Đức được biết đến là quốc gia có số lượng ngân hàng cao nhất châu Âu. Chắc chắn điều này có lợi thế riêng, nhưng mặt khác, nó có thể gây khó khăn cho chính các bạn trong việc lựa chọn ngân hàng tốt nhất. Là một sinh viên còn đang đi học thì mỗi đồng xu đều rất quý giá nên dù thế nào bạn cũng phải tìm được cho mình một lựa chọn sáng suốt.
Trong các bản hợp đồng ngân hàng sử dụng nhiều từ vựng chuyên môn, các bạn cũng nên tìm hiểu trước khi ra ngân hàng để lập tài khoản để tránh những sự việc không mong muốn xảy ra.
Cũng nắm được những thiết yếu này, nhiều ngân hàng tại Đức có những quy trình lập tài khoản và mở tài khoản ngân hàng cho các bạn du học sinh, người nước ngoài một cách thuận tiện và dễ dàng nhất. Một trong những ngân hàng lớn mà được rất nhiều du học sinh lựa chọn đó là Ngân hàng N26
Một số tính năng hấp dẫn giúp cho các bạn trong việc mở tài khoản ngân hàng tại N26 bao gồm các tính năng sau:
- Miễn phí mở tài khoản của bạn
- Không cần giấy chứng nhận đăng ký (Meldebescheinigung)
- Ngân hàng dựa trên ứng dụng
- Ứng dụng ngân hàng trên điện thoại di động thông minh
- Miễn phí giao dịch quốc tế
- Phân loại giao dịch của bạn
4. Nhận bảo hiểm sức khỏe:
Theo luật pháp của nước Đức, mỗi du học sinh khi đến đất nước này đều phải có bảo hiểm y tế cho du học sinh. Luật quy định rõ ràng, mọi người ở Đức bất kể nơi cư trú tạm thời hay dài hạn hoặc địa vị xã hội (đang đi làm hay chưa) đều phải có bảo hiểm sức khỏe trước khi vào Đức.
Như mình đã nói, bạn cũng phải tuân theo các hành vi pháp lý này và bạn cần phải có bảo hiểm y tế ở Đức để được phép ở lại và học tập tại đây.
Có 2 loại bảo hiểm sức khỏe ở Đức:
- Bảo hiểm y tế bắt buộc (Bảo hiểm y tế công cộng): Đây là bảo hiểm bắt buộc, do đó bất kể thu nhập của bạn là bao nhiêu, bạn vẫn sẽ được hưởng bảo hiểm này. Tuy nhiên Bảo hiểm này sẽ bị hạn chế về nhu cầu y tế.
- Bảo hiểm y tế tư nhân: Nếu bạn có nhu cầu về y tế nhiều hơn và cao hơn thì bạn nên mua Bảo hiểm y tế tư nhân này (khi mình có mức thu nhập khá), để được chăm sóc đúng cách và tận tình cũng như chuyên sâu hơn.
Hầu hết Du học sinh ở Đức thích Bảo hiểm sức khỏe Mawista vì Mawista có những chính sách rất phù hợp với nhu cầu của Du học sinh/Sinh viên.
Lưu ý: Bảo hiểm y tế có thể tùy thuộc vào quốc tịch của bạn để có thể chi trả một phần hoặc toàn phần cho nhu cầu y tế của chính bạn tại Đức đó nhé.
5. Ghi danh vào trường đại học hoặc trường đào tạo nghề:
Để bắt đầu việc học ở Đức, trước tiên bạn phải đăng ký khóa học bạn được cung cấp từ phía nhà trường.
Các hồ sơ để đăng ký khóa học ở Đức khác nhau và tùy thuộc vào nơi bạn học, vì vậy bạn cần phải có các hồ sơ này thông qua email hoặc tải về từ trang Web của nhà trường.
Các hồ sơ bạn cần chuẩn bị để đăng ký khóa học của bạn tại trường Đại học hoặc trường đạo tạo nghề:
- Giấy tờ cá nhân (Thẻ căn cước công dân/Chứng minh thư hoặc Hộ chiếu)
- Mẫu đăng ký khóa học (được tải xuống từ trang Web của nhà trường hoặc lấy trực tiếp tại trường)
- Các bằng cấp bạn đã có
- Thư báo nhập học của nhà trường
- Bằng hoặc chứng chỉ trình độ ngôn ngữ
- Thông tin tài khoản Chứng minh tài chính để chi trả học phí (Nếu trường bạn đăng ký phải đóng học phì theo các kỳ)
Lưu ý: Bạn cần phải chú ý đến thời hạn đăng ký vì các đơn đăng ký muộn vì bất kỳ lý do gì cũng sẽ không được chấp và nhà trường từ chối.
6. Ghi danh vào khóa học tiếng Đức:
Cho dù khóa học tại trường Đại học/Nghề của bạn có thể sẽ được dạy bằng tiếng Anh, nhưng nhà trường vẫn yêu cầu bạn phải có kiến thức cơ bản về tiếng Đức trước khi bắt đầu tham gia khóa học.
Bạn sẽ cần phải dành rất nhiều thời gian để học tiếng Đức, dù tiếng anh của bạn có tốt đến đâu những vẫn không giúp được nhiều cho bạn trong việc giao tiếp với người dân địa phương. Vì cũng giống như Việt Nam, một số người dân bản địa không biết tiếng Anh, cũng như không thể hiểu và nói tiếng Anh được, do vậy mình cần phải học tiếng Đức
‘Nhập gia tùy tục’ – Khi mình đang ở học và sinh sống ở đất nước nào, mình cũng nên tôn trọng họ và giao tiếp bằng ngôn ngữ mẹ để của họ, như vậy sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều trong thời gian cư trú tại đất nước đó. Hơn nữa, ở hầu hết các ngân hàng ở Đức, các nhân viên sẽ có nghĩa vụ bắt buộc là giao tiếp bằng tiếng Đức là chính.
Để tránh tình trạng khó xử này, chúng tôi khuyên bạn nên đăng ký khóa học tiếng Đức tại khu vực bạn đang cư trú. Nước Đức tổ chức rất nhiều các khóa học tiếng dành cho các bạn Du học sinh để đáp ứng nhu cầu ngôn ngữ của họ. Bạn hãy tìm lấy cho mình một lớp hoặc bạn hoàn toàn có thể tự học.
7. Đăng ký lịch hẹn làm Giấy phép cư trú tại Đức:
Các quộc tích ngoài các quốc gia thuộc EU/EEA hay Thụy Sĩ, bạn sẽ phải có giấy phép cư trú để được phép ở lại hợp pháp tại Đức trong thời gian dài hơn 90 ngày.
Nếu bạn là Sinh viên không thuộc khối EU và nhập cảnh vào Đức với Visa ngắn hạn Schengen, bạn cần phải đến văn phòng nhập cư địa phương và đặt lịch hẹn xin giấy phép cư trú tại đây.
Lưu ý: Tùy thuộc vào quốc tịch của bạn, bạn có thể phải xin giấy phép cư trú từ nước bạn trước khi vào Đức. Mặt khác, một số công dân được phép nhập cảnh vào nước Đức và sau đó xin giấy phép cư trú tại Đức.
Các hồ sơ bạn cần chuẩn bị để xin Giấy phép cư trú tại Đức là:
- Hộ chiếu còn giá trị
- Chứng nhận của cảnh sát
- Bằng trình độ tiếng Đức
- Giấy khám sức khỏe
- Tài khoản chứng minh tài chính
- Hợp đồng làm việc hoặc thư mời làm việc từ nhà tuyển dụng tại Đức (Nếu bạn có một công việc tại Đức)
- Thư nhập học Đại học/Trường nghề
- Giấy chứng nhận kết hôn (nếu bạn kết hôn vời người có quốc tích tại Đức)
8. Mua thẻ sim điện thoại:
Nếu bạn đã dự định học tập và sinh sống tại Đức lâu dài thì bạn nên mua sim Điện thoại tại Đức luôn, thay vì sử dụng sim của mình và chuyển vùng, chi phí sẽ cao hơn rất nhiều.
Hiện nay tại Đức có 3 nhà mạng phổ biến và được sử dụng nhiều nhất:
- Deutsche Telecom (Trước đây gọi là T-Mobile)
- Vodafone
- O2
Các công ty này cung cấp các dịch vụ và các sản phẩm viễn thông với mức giá hấp dẫn
9. Các nhu cầu sinh hoạt khác:
Sau khi bạn hoàn thành xong các bước trên, bạn sẽ cần xem xét xem tại nơi bạn ở trong nhà đã có điện, máy sưởi, nước và Internet chưa. Nếu bạn chưa có hãy đặt lời yêu cầu tới chủ nhà của bạn, để họ sẽ lắp đặt cho bạn nhé.
Hầu hết các vật dụng của Đức đều được làm nóng bằng dầu hoặc khí gas lỏng, tuy nhiên ở một số nơi có thể sử dụng điện làm nguồn nóng chính. Ngoài ra, một số vận dụng không được kết nối với mạng lưới máy sưởi và sẽ phải sử dụng mạng lưới riêng,
Khi bạn đến nơi bạn đăng ký cư trú lâu dài, bạn cần phải thiết lập đồng hồ đo điện năng, để tính toán số điện trong thời gian bạn sinh sống tại đó.
Lưu ý: Các đội kiểm tra sẽ thường xuyên đến nhà bạn để kiểm soát chất lượng vật dụng cũng như rà soát năng suất của các vận dụng trong nhà.
Các bài viết tương tự khác
Khóa học tiếng đức trình độ B1
Khóa học tiếng Đức trình độ A2
Khóa tiếng đức trình độ A1
Lịch khai giảng lớp tiếng Đức đợt 4
Lịch khai giảng khóa tiếng Đức miễn phí 7 ngày
Các bài viết tương tự khác
Review Du Học Nghề Đức 2024: Thử thách hay cơ hội cho tương lai?
Toàn bộ về du học nghề Đức bạn nên biết
Du học nghề cơ khí điện tử tại Đức: Điều kiện – Chi phí – Cơ hội
Du học nghề đầu bếp tại Đức: Điều kiện – Chi phí – Cơ hội
Du học nghề xây dựng tại Đức: Điều kiện – Chi phí – Cơ hội
Các bài viết tương tự khác
Các loại visa Đức phổ biến nhất cho người Việt Nam
SUNEDU SẴN SÀNG CHO HÀNH TRÌNH XIN VISA TỚI CHLB ĐỨC!
Kinh nghiệm xin Visa du học nghề Đức mới nhất
Hướng dẫn tự làm hồ sơ du học nghề Đức từ A-Z siêu đơn giản
Định cư ở Đức diện tay nghề: “Cơ hội vàng cho người lao động có tay nghề”
Các bài viết tương tự khác
Nên về nước hay định cư khi học xong du học Đức
Tips dành cho Du học sinh nhanh chóng thích nghi tại Đức
Sun Edu Đồng Hành Hướng Nghiệp Cùng Học Sinh Lớp 12 THPT
THỂ LỆ CUỘC THI “CẶP ĐÔI SUNEDU”
Du học nghề: Tìm kiếm cơ hội phát triển tại quốc gia nào là tốt và dễ nhất