Tiếng Đức, giống như nhiều ngôn ngữ khác, mang theo những thách thức đặc trưng. Tuy nhiên, việc mắc lỗi không phải là điều đáng xấu hổ. Đó là cơ hội để nhận ra điểm yếu và điều chỉnh phương pháp học hiệu quả hơn. Dưới đây là các lỗi phổ biến mà người học tiếng Đức cơ bản thường gặp và cách khắc phục.
1. Sai vị trí của động từ trong câu
Một trong những lỗi thường gặp nhất của người mới học tiếng Đức là đặt động từ sai vị trí. Trong mệnh đề chính, động từ chia phải luôn đứng ở vị trí thứ hai, còn động từ chính, nếu có, sẽ nằm ở cuối câu. Đối với mệnh đề phụ, tất cả các động từ đều được đặt ở cuối, và động từ chia luôn đứng ở vị trí cuối cùng.
Điều này đồng nghĩa với việc động từ trong mệnh đề chính và phụ thường cách nhau một khoảng khá xa. Dù nguyên tắc sắp xếp từ này thường được dạy ngay từ những bài học đầu tiên và dễ dàng áp dụng trong văn bản viết, nhưng khi giao tiếp thực tế, nhiều người học vẫn hay bỏ qua vị trí đúng của động từ.
Một mẹo hữu ích để khắc phục lỗi này là xác định động từ trước khi bắt đầu nói, sau đó xây dựng phần còn lại của câu xoay quanh chúng. Dù nghe có vẻ đơn giản, nhưng khi nói chuyện nhanh và liên tục, điều này trở nên khá phức tạp. Tuy nhiên, nếu bạn giảm tốc độ nói và thực hành thường xuyên, vấn đề này sẽ dần được giải quyết. Theo thời gian, nó sẽ trở thành phản xạ tự nhiên, và bạn có thể tăng tốc độ nói mà vẫn đúng ngữ pháp.
Mẹo tiếp theo là luôn bắt đầu câu với chủ ngữ, trừ khi bạn cần nhấn mạnh các yếu tố khác như trạng từ chỉ thời gian hay địa điểm. Nếu không làm như vậy, người học thường có xu hướng đặt chủ ngữ ở vị trí thứ hai, tạo nên một cấu trúc câu sai như trong tiếng Anh hoặc các ngôn ngữ Roman.
Ví dụ: Hôm nay tôi có lớp học tiếng Đức cơ bản.
- Sai: Heute, ich habe meinen Deutschunterricht.
- Đúng: Heute habe ich meinen Deutschunterricht.
Ngoài ra, hãy hình dung vị trí cần đặt động từ và làm nổi bật chúng trong khi viết. Việc viết đúng trước tiên sẽ giúp bạn sắp xếp câu chính xác hơn khi nói.
Một mẹo khác là ưu tiên bắt đầu câu với mệnh đề chính trước khi chuyển sang mệnh đề phụ. Nếu làm ngược lại, bạn sẽ dễ rơi vào tình huống hai động từ đứng liền nhau, khiến câu trở nên khó hiểu.
Ví dụ:
- Cách đơn giản: Ich mache mehr Fehler, wenn ich mit Nebensätzen beginne.
- Cách phức tạp: Wenn ich mit Nebensätzen beginne, mache ich mehr Fehler.
Cuối cùng, khi chọn liên từ cho mệnh đề phụ, hãy dừng lại một chút để suy nghĩ và định hình vị trí của động từ. Dù cách này có thể khiến bạn nói chậm hơn lúc đầu, nhưng qua thực hành thường xuyên, bạn sẽ dần cải thiện phản xạ và tốc độ nói của mình.
2. Chủ ngữ và động từ không đồng nhất
Một vấn đề khác có liên quan đến vấn đề vị trí của động từ là chủ ngữ và động từ thường không thống nhất với nhau do người học chưa chọn được đúng động từ hoặc đơn giản là do nhầm lẫn. Họ muốn nói về bản thân họ nhưng không chia động từ hoặc chủ ngữ của họ ở số nhiều nhưng động từ lại ở số ít. Đây là lỗi rất thường gặp với cả người học tiếng Anh
Để khắc phục lỗi này, bạn có thể áp dụng mẹo thứ 2 đã đề cập ở trên, đó là bắt đầu với chủ ngữ bất cứ khi nào có thể để bạn không còn phải lo lắng về chủ ngữ và động từ trước khi bạn tạo lập các thành phần còn lại của câu.
3. Sai thì động từ
Đây cũng là một lỗi rất phổ biến không chỉ với tiếng Đức mà còn với cả tiếng Anh. Động từ trong tiếng Việt không cần chia mà được xác định qua các trợ từ. Do đó, người học tiếng Đức cơ bản có thể vô tình áp dụng quy tắc này với tiếng Đức.
Vậy phải làm sao để chia đúng thì của động từ? Hãy suy nghĩ về bối cảnh của hành động bạn đang muốn biểu đạt. Bạn đang nói về những gì đã xảy ra tuần trước hay bạn muốn kể cho một người bạn về kỳ nghỉ gần đây của mình? Bạn đang đưa ra kế hoạch cho những năm sắp tới? Hãy luôn đặt câu hỏi cho bản thân rằng hành động đó đã xảy ra chưa, xảy ra khi nào và đã kết thúc chưa.
4. Lỗi phát âm
4.1. Chữ “z”
Chữ cái “z” trong tiếng Đức sẽ được phát âm như “ts” trong tiếng Anh. Ví dụ: “der Sturz” (sự cố).
4.2. Âm sắc “ö” và “ü”
Hai nguyên âm này được nhận định là khó phát âm nhất. Trong tiếng Anh, không tồn tại các nguyên âm phát âm giống như vậy. Do đó sẽ rất khó để phát âm nếu bạn áp dụng các quy tắc phát âm tiếng Anh vào với tiếng Đức. Điều này sẽ khiến người học tiếng Đức cơ bản gặp nhiều khó khăn.
Trong tiếng Việt, cách phát âm của nguyên âm “ö” là phát âm chữ e và khi đầu lưỡi đặt lên hàm trên thì phát âm chữ ô ngay lập tức. Với “ü”, bạn sẽ cần đọc âm “i” theo tiếng Việt sau đó giữ nguyên và phát âm âm “u” thật nhanh.
Ban đầu việc phát âm các nguyên âm có thể gây khó khăn cho bạn nhưng chúng tôi tin rằng thực hành thường sẽ giúp cách phát âm của bạn trở nên tự nhiên hơn. Ngoài ra, bạn có thể nghe các video trên Internet để học cách người bản xứ phát âm các nguyên âm này.
4.3. Các cách phát âm của “ch”
Chữ “ch” có thể phát ra âm thanh khác nhau tùy thuộc vào chữ cái đứng trước nó.
- Nếu “i” hoặc “e” đứng trước “ch” thì nó sẽ phát âm nhẹ và được gọi là “ch” trong tiếng Việt. Để tạo ra âm thanh này, hãy chạm lưỡi vào vòm miệng hoặc vòm miệng cứng của bạn.
- Nếu “a”,”o”, “u” hoặc “au” thì “ch” sẽ được đọc là “kh” và cách phát âm sẽ nặng hơn trường hợp trên.
- Ngoài ra, “ch” cũng có thể được phát âm như “tr” trong tiếng Việt nếu xuất hiện trong các từ China, Chemie, Chirurg …
4.4. Từ “s”
Chữ cái này thường được đánh vần là “z” như trong tiếng Anh nhưng cũng giống với chữ “ch”, nó cũng có thể thay đổi theo từng trường hợp.
Nếu “s” ở cuối từ, nó sẽ được phát âm như “zet” và trong các trường hợp khác, nó luôn được đánh vần giống như “z” trong tiếng Anh.
Chữ “SS” kép luôn được đánh vần giống như “s” trong tiếng Anh.
4.5. Quy tắc “st” và “sp”
Nếu “st” ở đầu một từ thì nó được phát âm giống như “sht” trong tiếng Anh, trong khi “sp” ở đầu một từ được phát âm giống như “shp” trong tiếng Anh. Ví dụ như những từ như “die Straβe”, “der Strand”, “der Spaβ”.
Nếu “st” và “sp” ở cuối một từ thì sẽ được phát âm giống như “st” và “sp” trong tiếng Anh.
Để nhanh chóng khắc phục các lỗi về phát âm, bạn nên học kỹ bảng chữ cái và có thể nhờ người có chuyên môn hoặc theo học tại các trung tâm tiếng Đức uy tín tại Hà Nội để được giáo viên hướng dẫn và sửa các lỗi sai trực tiếp.
5. Nhầm lẫn mạo từ xác định giống
Bạn đã bao giờ tưởng tượng rằng những vật dụng như nĩa, dao hay thìa lại có “giới tính” và được thể hiện qua cách xưng hô chưa? Trong tiếng Đức, nĩa thuộc giống cái, dao là giống trung, và thìa lại là giống đực. Đây là một đặc trưng độc đáo của tiếng Đức so với nhiều ngôn ngữ khác, và chính sự khác biệt này có thể khiến người học dễ mắc lỗi khi sử dụng từ vựng.
Trong tiếng Đức, danh từ được chia thành ba giống: giống đực, giống cái, và giống trung. Tuy nhiên, “giới” ở đây không ám chỉ giới tính thực sự mà liên quan đến ý nghĩa và hình thức của từ.
Nếu bạn đang muốn học tiếng Đức nhanh chóng hoặc mong muốn việc học diễn ra hiệu quả, hãy tập trung ghi nhớ mạo từ đúng cho từng danh từ ngay từ những ngày đầu. Việc không chú ý đến mạo từ có thể dẫn đến thói quen sử dụng sai, khiến việc sửa chữa trở nên khó khăn hơn nhiều vì lỗi đó đã ăn sâu vào tiềm thức.
Để dễ dàng hơn, bạn có thể áp dụng một số mẹo ghi nhớ như chú ý đến phần cuối của danh từ.
Ví dụ:
- Các danh từ kết thúc bằng -ung, -schaft, -heit, và -keit thường thuộc giống cái.
- Các danh từ kết thúc bằng -er, -ling, và -ismus thường thuộc giống đực.
- Các danh từ kết thúc bằng -nis, -tum, và -ment thường thuộc giống trung.
Ghi nhớ quy tắc này không chỉ giúp bạn học nhanh hơn mà còn tạo nền tảng vững chắc để bạn sử dụng tiếng Đức một cách chính xác và tự tin hơn.
Kết luận
Việc học tiếng Đức chắc chắn không hề dễ dàng, đặc biệt đối với người mới bắt đầu. Tuy nhiên, nếu nắm vững các mẹo trên, bạn sẽ dần khắc phục được những lỗi cơ bản và tiến bộ hơn trong quá trình học. Đừng ngần ngại liên hệ với Sun Edu để nhận tư vấn và hỗ trợ miễn phí cho hành trình học tiếng Đức của bạn.
Các bài viết tương tự khác
Khóa học tiếng đức trình độ B1
Khóa học tiếng Đức trình độ A2
Khóa tiếng đức trình độ A1
Lịch khai giảng lớp tiếng Đức đợt 4
Lịch khai giảng khóa tiếng Đức miễn phí 7 ngày
Các bài viết tương tự khác
Review Du Học Nghề Đức 2024: Thử thách hay cơ hội cho tương lai?
Toàn bộ về du học nghề Đức bạn nên biết
Du học nghề cơ khí điện tử tại Đức: Điều kiện – Chi phí – Cơ hội
Du học nghề đầu bếp tại Đức: Điều kiện – Chi phí – Cơ hội
Du học nghề xây dựng tại Đức: Điều kiện – Chi phí – Cơ hội
Các bài viết tương tự khác
Hướng dẫn phỏng vấn visa du học nghề Đức: Những điều cần biết
Thông tin quan trọng về đại sứ quán Đức tại Việt Nam
Những Điều Cần Biết Về Giấy Phép Cư Trú Cho Du Học Sinh Đức
Các loại visa Đức phổ biến nhất cho người Việt Nam
SUNEDU SẴN SÀNG CHO HÀNH TRÌNH XIN VISA TỚI CHLB ĐỨC!
Các bài viết tương tự khác
SUNEDU Hướng Nghiệp Thành Công Cho Hơn 100 Sinh Viên Ngành Công Nghệ Ô Tô
SUNEDU – NHÀ TÀI TRỢ VÀNG TẠI SỰ KIỆN “BẮC NGANG HOHENZOLLERN”
Sun Edu đồng hành cùng học sinh trong Hoạt động Hướng nghiệp tại các trường THPT
THÔNG BÁO NGHỈ TẾT NGUYÊN ĐÁN 2025
Sun Edu tiễn bay học viên Nghiêm Văn Trung du học nghề Đức