Bạn đang muốn bắt đầu học tiếng Đức nhưng chưa biết nên bắt đầu từ đâu? Việc xây dựng một nền tảng vững chắc là bước đầu tiên quan trọng để chinh phục ngôn ngữ này. Tìm hiểu những kiến thức cơ bản sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về tiếng Đức và có sự chuẩn bị tốt nhất trước khi bước vào hành trình học tập. Hãy cùng Sun Edu khám phá những điều cần biết dành cho người mới bắt đầu
Bảng chữ cái tiếng Đức
Khi học một ngôn ngữ mới, bước đầu tiên quan trọng nhất chính là làm quen với bảng chữ cái. Tin vui cho bạn là bảng chữ cái tiếng Đức sử dụng hệ chữ Latinh – giống với tiếng Việt và tiếng Anh. Điều này giúp người học dễ dàng nhận diện và ghi nhớ hơn so với các ngôn ngữ như tiếng Trung, Nhật hay Hàn. Tuy nhiên, tiếng Đức có thêm bốn ký tự đặc biệt gồm: ä, ü, ö, ß, đây là điểm khác biệt nhỏ nhưng không quá khó để làm quen.
Tiếng Đức gồm 30 ký tự chính, trong đó có 26 ký tự giống với tiếng Anh và 4 ký tự bổ sung. Điểm thú vị là cách phát âm của tiếng Đức có nhiều nét tương đồng với tiếng Việt, giúp người học cảm thấy gần gũi và dễ dàng hơn khi bắt đầu.
Phân cấp trình độ tiếng Đức
Tiếng Đức, giống như tiếng Anh, được phân cấp trình độ dựa trên Khung tham chiếu ngôn ngữ chung Châu Âu (CEFR). Có tổng cộng 6 cấp độ chính: A1, A2, B1, B2, C1, C2.
- A1, A2: Mức sơ cấp, dành cho người mới bắt đầu.
- B1, B2: Mức trung cấp, giúp người học giao tiếp và sử dụng ngôn ngữ trong các tình huống phức tạp hơn.
- C1, C2: Mức cao cấp, dành cho những ai cần sử dụng tiếng Đức chuyên sâu trong học thuật hoặc công việc.
Đây là hệ thống phân loại giúp bạn theo dõi và đánh giá tiến trình học tập của mình một cách khoa học.
Những sự thật thú vị về tiếng Đức
Để tăng cảm hứng học, hãy tìm hiểu một số điểm độc đáo của tiếng Đức:
- Danh từ luôn được viết hoa: Không giống như tiếng Anh, trong tiếng Đức, mọi danh từ đều phải viết hoa, ví dụ: Die Sonne (Mặt trời).
- Ba giống của danh từ: Danh từ tiếng Đức được chia thành ba giống: der (giống đực), die (giống cái), das (giống trung). Học cách phân biệt ngay từ đầu sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian.
- Sự tương đồng với tiếng Anh: Khoảng 60% từ vựng tiếng Đức giống tiếng Anh, tuy nhiên bạn cần chú ý không áp dụng cách phát âm tiếng Anh vào tiếng Đức.
- Từ ghép siêu dài: Tiếng Đức nổi tiếng với các từ ghép dài như Rindfleischetikettierungsüberwachungsaufgabenübertragungsgesetz (63 chữ cái).
- Denglish: Sự pha trộn giữa tiếng Anh và tiếng Đức đang ngày càng phổ biến, ví dụ: die Aircondition (máy điều hòa) hoặc der McJob (công việc lương thấp).
Phương ngữ trong tiếng Đức
Tiếng Đức là ngôn ngữ phổ biến nhất ở châu Âu, cùng với tiếng Anh, do đó việc bắt gặp tiếng Đức tại các quốc gia không phải Đức là điều hoàn toàn bình thường. Để dễ hình dung, bạn có thể nhận thấy tiếng Anh được nói ở Mỹ sẽ khác với tiếng Anh ở Anh hay ở Ấn Độ… Mỗi địa danh sẽ có cách sử dụng ngoại ngữ khác nhau và bạn có thể nhận biết và làm quen để có thể giao tiếp hiệu quả nhất.
1. Tiếng Đức vùng Bavaria (Bayerisch)
Nằm ở Đông Nam nước Đức, phương ngữ tiếng Đức ở đây khác với tiếng Đức gốc chủ yếu ở cách phát âm nguyên âm. Tuy nhiên, những khác biệt rõ ràng này khá rõ ràng và dễ gây nhầm lẫn cho sinh viên du học Đức hay thậm chí là với cả người bản xứ.
2. Tiếng Đức Thụy Sĩ (Schwiizerdütsch)
Tiếng Đức là một trong nhiều ngôn ngữ chính ở Thụy Sĩ, nó thường được giới hạn ở khu vực nói tiếng Đức của Thụy Sĩ. Cách phát âm ở đây khác biệt đáng kể so với tiếng Đức chuẩn.
3. Tiếng Đức Áo (Österreichisches Deutsch)
Mặc dù rất giống với tiếng Đức và cách sử dụng có điểm tương đồng nhưng cũng giống với tiếng Đức Thụy Sĩ, cách phát âm tiếng Đức Áo có điểm khác biệt đáng kể so với tiếng Đức chuẩn. Người Đức và người Áo có thể dễ dàng nhận thấy sự khác biệt trong cách nói.
4. Phương ngữ Thượng Saxon (Sächsisch)
Säschsisch chủ yếu được nói ở phía đông nước Đức và được coi là một trong những nhánh phía đông của miền Trung nước Đức. Mặc dù về mặt ngôn ngữ tương tự như tiếng Đức tiêu chuẩn nhưng nhiều người nói tiếng Đức nhanh chóng chỉ ra sự khác biệt rõ rệt về giọng (Tượng tự với Anh – Anh và Anh – Mỹ).
Học tiếng Đức có khó không?
Mặc dù có những điểm tương đồng với tiếng Anh, Viện Dịch vụ Đối ngoại (FSI) xếp Đức là ngôn ngữ Loại 2 . Để dễ hình dung hơn, nhóm ngôn ngữ Roman đều được phân loại là Loại 1. Điều này có nghĩa là chúng mất khoảng 575 – 600 giờ để học theo FSI. Đức (ngôn ngữ loại 2 duy nhất) cần khoảng 750 giờ để học.
Tất nhiên, thời gian này chỉ mang tính tham khảo vì thời gian thực tế để một người học ngoại ngữ mới chắc chắn sẽ rất khác nhau. Nhưng số liệu này cũng phần nào giúp người đọc hình dung được độ khó của tiếng Đức.
Mất bao lâu để học tiếng Đức?
Chúng tôi có thể khẳng định là không có câu trả lời bạn sẽ mất bao lâu để bạn có thể thông thạo tiếng Đức. Điều này sẽ còn phụ thuộc vào khả năng và nhu cầu của bạn. Nếu bạn sẵn sàng đầu tư nhiều thời gian để học tiếng Đức thì trình độ của bạn chắc chắn sẽ tiến bộ rất nhanh.
Ngoài ra, việc bạn cần học tiếng Đức để du học Đức hoặc phục vụ cho công việc sẽ khác với việc bạn học để đi du lịch hoặc cho các mục đích khác. Nhiều trường đại học ở Đức có yêu cầu sinh viên phải đạt được chứng chỉ B2 để đủ điều kiện xét hồ sơ. Trong khi đó, nếu bạn chỉ đến Đức du lịch thì bạn có thể chỉ cần đạt mức A2 đến B1 là có thể thoải mái giao tiếp với người dân địa phương.
Các hình thức học tiếng Đức phổ biến hiện nay
Khác với tiếng Anh rất phổ biến, không phải trường đại học nào ở Việt Nam cũng dạy tiếng Đức. Có một số trường có ngành ngôn ngữ Đức bạn có thể theo học như Đại học Ngoại ngữ – Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Hà Nội… Nếu bạn không theo học ở những trường này thì có thể học tiếng Đức ở đâu để hiệu quả nhất?
Có 2 hình thức học tiếng Đức được sinh viên áp dụng hiện nay là tự học và học tại trung tâm tiếng Đức uy tín tại Hà Nội:
1. Tự học
Tự học tiếng Đức là có thể nhưng không dành cho tất cả mọi người. Khi đã quyết định tự học tiếng Đức hay bất kể ngoại ngữ nào khác, bạn cần phải có sự nỗ lực, kiên nhẫn và đặc biệt chăm chỉ.
Khó khăn lớn nhất khi tự học tiếng Đức là bạn phải có lộ trình hợp lý và phù hợp với khả năng của mình. Cùng với đó là bạn sẽ khó nhận biết được khi nào mình mắc lỗi để kịp thời sửa chữa và khắc phục.
2. Học tại trung tâm tiếng Đức
Nếu việc tự học tại nhà khiến bạn cảm thấy khó khăn, thì lựa chọn học tại một trung tâm uy tín chính là giải pháp hoàn hảo. Sun Edu, một trong những trung tâm dạy tiếng Đức hàng đầu tại Hà Nội, tự hào mang đến cho bạn môi trường học tập lý tưởng với những ưu điểm vượt trội.
Tại Sun Edu, học viên không chỉ được cung cấp tài liệu học tập chất lượng, phù hợp với trình độ và mục tiêu cá nhân, mà còn được hướng dẫn bởi đội ngũ giáo viên giàu kinh nghiệm, tận tâm và chuyên môn cao. Đặc biệt, trung tâm còn tạo điều kiện để học viên thực hành giao tiếp trực tiếp với người bản xứ, giúp bạn cải thiện vượt bậc khả năng nghe và nói – hai kỹ năng quan trọng trong việc sử dụng tiếng Đức.
Hơn thế nữa, Sun Edu thường xuyên tổ chức các buổi đánh giá định kỳ, từ đó thiết kế phương pháp giảng dạy cá nhân hóa, đáp ứng tối ưu nhu cầu của từng học viên. Đây không chỉ là nơi học tập, mà còn là bệ phóng giúp bạn đạt được các chứng chỉ quan trọng như B1, B2 để tiến xa hơn trên con đường học tập hoặc làm việc tại Đức.
Các bài viết tương tự khác
Khóa học tiếng đức trình độ B1
Khóa học tiếng Đức trình độ A2
Khóa tiếng đức trình độ A1
Lịch khai giảng lớp tiếng Đức đợt 4
Lịch khai giảng khóa tiếng Đức miễn phí 7 ngày
Các bài viết tương tự khác
Review Du Học Nghề Đức 2024: Thử thách hay cơ hội cho tương lai?
Toàn bộ về du học nghề Đức bạn nên biết
Du học nghề cơ khí điện tử tại Đức: Điều kiện – Chi phí – Cơ hội
Du học nghề đầu bếp tại Đức: Điều kiện – Chi phí – Cơ hội
Du học nghề xây dựng tại Đức: Điều kiện – Chi phí – Cơ hội
Các bài viết tương tự khác
Những Điều Cần Biết Về Giấy Phép Cư Trú Cho Du Học Sinh Đức
Các loại visa Đức phổ biến nhất cho người Việt Nam
SUNEDU SẴN SÀNG CHO HÀNH TRÌNH XIN VISA TỚI CHLB ĐỨC!
Kinh nghiệm xin Visa du học nghề Đức mới nhất
Hướng dẫn tự làm hồ sơ du học nghề Đức từ A-Z siêu đơn giản
Các bài viết tương tự khác
Sun Edu Tiễn bay Học viên Nguyễn Thị Yến Nhi
Cơ hội việc làm rộng mở sau du học nghề Đức
Chúc Mừng Yến Nhi & Quang Trường đã đỗ Visa Du học Nghề Đức
Mới học tiếng Đức bạn nên lưu ý những điều này
Các trình độ tiếng Đức bạn nên biết